Trường Mầm non Yên Hồ - Đức Thọ - Hà Tĩnh

http://mnyenho.pgdductho.edu.vn


Giáo án: Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em

Vấn đề xâm hại trẻ em đang rất là nỗi lo lắng của rất nhiều người, đây là một vấn nạn tế nhị nên chưa nhiều trường áp dụng và đưa vào trong các tiết dạy.
  
Chủ đề: Tổ ấm gia đình và ngày vui 20/11
Môn: Hoạt động chiều
Đề tài: Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em
Độ tuổi: 5 – 6 tuổi
    I. Kết quả mong đợi
   1. Kiến thức:
   - Trẻ nhận biết được những bộ phận thuộc vùng riêng tư trên cơ thể.
   - Trẻ nhận biết được đâu là những đụng chạm an toàn và những đụng chạm không an toàn.
   2. Kỹ năng:
   - Rèn kỹ năng phán đoán, suy luận.
   - Rèn cho trẻ một số kỹ năng để xử lý những tình huống xấu khi bị xâm hại.
   - Sử dụng ngôn ngữ mạch lạc để trả lời câu hỏi của cô
   3. Thái độ:
   - Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
   - Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo vệ cơ thể của mình và không xâm hại cơ thể của người khác.
   II. Chuẩn bị
   - Máy tính, máy chiếu, bài giảng thiết kế trên Powerpoint.
   - 3 Bảng lớn, 3 bộ tranh 5 ngón tay và hình ảnh tương ứng với từng ngón tay.
   - Nhạc bài hát: Cô và mẹ, Năm ngón tay xinh,
   III. Tiến hành các hoạt động
 
    Hoạt động 1: Gây hứng thú
    - Tạo tình huống.
    - Cô hỏi trẻ: Chuyện gì đã xảy ra với bạn vậy?
( Bạn bị người lạ ôm và bồng lên thơm)
    - Bạn đã làm gì?
( Hét to và xô người lạ ra, chạy đi kể cho cô giáo nghe)
    - Hành động của bạn như thế nào?
    - Trên cơ thể chúng ta có những bộ phận thầm kín, riêng tư cần được bảo vệ, mọi người không được phép chạm hay nhìn vào.
   - Đó là những bộ phận nào? (miệng, ngực, vùng giữa 2 đùi, mông)
   Hoạt động 2: Hoạt động trọng tâm
    * Tìm hiểu những bộ phận thầm kín trên cơ thể.
    - Cả lớp hãy cùng nhắc lại cho cô nghe 4 vùng riêng tư, thầm kín này nào?
    - Vậy ai là người được phép chạm hay nhìn vào những vùng riêng tư này khi chúng mình còn nhỏ?
    - Đây chính là những bộ phận riêng tư của chúng ta mà chỉ có những người đáng tin nhất như bố mẹ, ông bà, anh chị em ruột mới được nhìn thấy hay chạm vào những vùng riêng tư này khi tắm và làm vệ sinh khi các con còn nhỏ.
    - Bây giờ chúng mình lớn rồi thì sẽ như thế nào?
(Tự tắm và thay quần áo trong phòng kín)
    - Ngoài ra còn có ai được phép nhìn, chạm vào nữa?
    - Vì sao con biết đó là bác sĩ?
 ( Vì bác sĩ có thể khám cho các con ở bộ phận riêng tư nếu bố mẹ ở đó, những việc này giúp các con lớn lên khỏe mạnh hơn)
    - Khi chúng mình được bố mẹ ôm vào lòng và thơm thì con cảm thấy như thế nào?
    - Khi được những người yêu thương và tin tưởng chạm vào chúng ta đó là những đụng chạm an toàn.
    - Vậy những người nào không được phép chạm hay nhìn đến những vùng riêng tư này?
    => Những người hàng xóm, người quen, người xa lạ đều là những người không được phép đụng chạm vào những vùng riêng tư của các con, kể cả các bạn trong lớp cũng vậy, và chúng mình cũng không được chạm hay nhìn vào những bộ phận riêng tư này của các bạn.  
    - Nếu có ai đó chạm vào một trong số những vùng riêng tư  khiến các con cảm thấy xấu hổ, sợ hãi, không thoải mái   đó là những đụng chạm không an toàn.
     * Dạy trẻ cách phòng tránh lạm dụng
      - Nếu có người cố tình muốn chạm vào những vùng riêng tư thì các con sẽ làm thế nào?
( Chúng ta có thể phản ứng lại như cắn, đẩy ra và phải hét nên thật to, sau đó chạy đến bên ai đó mà con tin tưởng và kể cho họ nghe toàn bộ sự việc)
     - Cô cho trẻ đứng dậy làm hành động khi bị người lạ bồng.
     - Ai là người con tin tưởng?
( Ông bà, bố mẹ, cô giáo, chú công an…)
    Các con đừng bao giờ sợ hãi khi nói ra những suy nghĩ của mình, nếu có ai đó làm hại các con hãy nói ra ngay lập tức nhé. Việc đó sẽ đảm bảo rằng những chuyện tương tự sẽ không bao giờ xảy ra một lần nữa.
   * Cho trẻ xem video “ Quy tắc 5 ngón tay”
    - Các con vừa được xem video gì?
    - Tay đẹp của chúng mình đâu? Ngón tay nào ở gần chúng ta nhất?
    - Ngón tay cái tượng trưng cho ai? Những người này được phép làm gì với mình?
     - Ngón ở xa một tý là ngón gì? Ngón trỏ tượng trưng cho ai? Khi gặp những người này các con sẽ làm gì?
     - Tiếp đến ngón gì? Ngón giữa tượng trưng cho ai? Và mình sẽ làm gì với họ?
      - Sau ngón giữa là đến ngón gì các con? Ngón áp út tượng trưng cho ai? Con sẽ làm gì khi gặp những người này?
    - Ngón ở xa chúng mình nhất là ngón gì? Ngón út tượng trưng cho ai? Khi gặp họ con sẽ như thế nào?
    - Qua quy tắc 5 ngón tay chúng mình đã rút ra được bài học gì cho bản thân?
    - Các con ơi! Để tự bảo vệ mình hãy nhớ: “ Quy tắc 5 ngón tay”.
   - Bây giờ cô mời cả lớp cùng xem tình huống ngắn nhé!
     - Chúng mình vừa xem tình huống gì xảy ra?
( Bạn Cốm bị chú ôm và chạm vào người)
     - Bạn Cốm đã xử lý tình huống như thế nào?
( Bạn không chơi với chú nữa, và kể lại cho bà nghe)
    => Giáo dục: Dù là người lạ hay quen biết, khi chúng mình ngồi vào lòng họ rất dể xảy ra những đụng chạm xấu, không an toàn, nhất là khi họ uống rượu, khi ai đó đụng chạm và làm cho các con khó chịu, thì chúng mình nhớ phải đẩy họ ra xa, hét thật to và kể lại cho những người mà con tin tưởng nhất.
    *Trò chơi “ Những ngón tay xinh”.
     Cả lớp có muốn chơi trò chơi không?
    - Trò chơi có tên “ Những ngón tay xinh”
    - Cách chơi: Cô sẽ chia lớp mình thành 3 đội, cô đã chuẩn bị cho mỗi đội 1 bàn tay xinh xắn và những bức hình . Nhiệm vụ của các đội là sẽ nhảy qua những chiếc vòng và lần lượt gắn những bức hình tương ứng với từng ngón tay trên bảng theo quy tắc 5 ngón tay.
     - Luật chơi: Trong thời gian ngắn, đội nào gắn nhanh và đúng đội đó sẽ giành chiến thắng.
    - Cô cho trẻ chơi. Cô bao quát trẻ.
    - Cô kiểm tra kết quả sau khi cho trẻ chơi

NG17
  
    - Cô kiểm tra kết quả sau khi cho trẻ ch củng cố bài học.
    - Vừa qua chúng mình đón ngày lễ trọng đại gì?
Để biết ơn công lao dạy giỗ của các thầy cô giáo, chúng mình phải chăm ngoan học giỏi, vâng lời các con nhé!
    Hoạt động 3: Kết thúc
     - Cô nhận xét tuyên dương trẻ
     - Cô cùng trẻ đứng dậy vận động bài “ Năm ngón tay xinh”
 

Nguồn tin: Võ Thị Thùy - Hiệu trưởng MN Yên Hồ:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây