Tổ chức tham quan dã ngoại cho trẻ

Thứ tư - 20/12/2017 22:29

Tổ chức tham quan dã ngoại cho trẻ

Chào mừng ngày 22/12, nhà trường tổ chức cho trẻ đi tham quan đài tượng niệm liệt sĩ, di tích lịch sử đền thờ Nguyễn Biểu.
Sáng ngày 19/12/2017,thời tiết ấm áp, cô trò của trường đi tham quan với không khí tưng bừng đầy tự hào của người con đất mẹ. 


Nơi mà cô trò sẽ ghé thăm trước tiên là đài tượng niệm , cô cháu của trường đã thắp nén nhang để tưởng nhớ tới sự hi sinh cao cả của các cô, chú,bác vì đất nước

  
Cô Võ Thị Thùy (HT) nhà trường giáo dục trẻ luôn luôn phải biết ơn công lao to lớn của các cô, chú, bác trong công cuộc chống giặc và giữ nước. Biến sự biết ơn bằng hành động thiết thực đó là nhặt rác xung quanh đền cho sạch sẽ.
                                    

Tiếp sau đó cô trò lại hành trình đến điểm tham quan thứ 2 là di tich lịch sử đền Nguyễn Biểu, cô Nguyễn Thị Lương giới thiệu vài nét về  ông Nguyễn Biểu để trẻ hiểu hơn về lòng dũng cảm, hi sinh vì tổ quốc.
        - Nguyễn Biểu - Ông mất ngày 11/7/1413, là tướng nhà Hậu Trần trong lịch sử Việt Nam, quê ở quê làng Bình Hồ, huyện La Sơn, trấn Nghệ An(nay thuộc xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh).
        - Ông đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) cuối thời Trần, làm quan đến chức Điện Tiền Thái sử (Ngự Sử). Khi quân nhà Minh xâm lược Đại Ngu, ông đã phò vua Trùng Quang Đế tổ chức cuộc kháng chiến.
        - Năm 1413, quân Minh đánh vào Nghệ An, Trùng Quang Đế chạy vào Hóa Châu, sai ông đi sứ giảng hoà, gặp Trương Phụ xin cầu phong, thực hiện kế hoãn binh, kéo dài thời gian để cho Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị xây dựng binh lực. Trương Phụ tiếp sứ thần rất khinh bạc, ngạo mạn, sai quân dọn ra một mâm cỗ chỉ có một cái đầu người luộc chín, ép Nguyễn Biểu ăn để thị oai.
        - Nguyễn Biểu ung dung ngồi vào mâm, nói rằng: "Mấy thuở được ăn thịt người phương Bắc (người Tàu)!", lấy đũa khoét đôi mắt, chấm muối ăn. Vừa ăn, vừa ngâm bài thơ Cỗ đầu người: 
        - Trương Phụ cũng phải kính phục, toan tha cho ông về. Hàng tướng là Phan Liêu lúc ấy tâu với Trương Phụ rằng Nguyễn Biểu nói: "Năng sảm nhân đầu, năng sảm Phụ" (Có khả năng nuốt được cỗ đầu người, tất cũng có khả năng nuốt tươi được Trương Phụ). Trương Phụ giận lắm, đưa câu ấy ra bắt ông phải đối lại. Đối được mới cho về, không đối được thì chém. Nguyễn Biểu đối lại rằng: "Hựu tồn ngô thiệt, hựu tồn Trần" (Còn ba tấc lưỡi của ta, nhà Trần vẫn còn). Trương Phụ giận lắm, đổi ý không tha nữa, lại sai cắt lưỡi của ông. Kế đó, Trương Phụ sai trói ông vào chân cầu, để cho nước thủy triều lên cao dìm chết. Tương truyền ở dưới chân cầu ông dùng móng tay vạch vào thân cầu tám chữ: "Thất nguyệt, thập nhất nhật Nguyễn Biểu tử" (Nguyễn Biểu tử tiết ngày 11 tháng 7). 
       - Nhân dân miền Nghệ An - Hà Tĩnh lập miếu thờ, suy tôn ông là Nghĩa vương. Các triều đại sau cũng đều truy phong ông làm Phúc thần.
        - Vua Lê Thái Tổ sau khi chiến thắng quân Minh đã cho lập đền thờ ông ở Nội Diên (hiện nay tại xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ) phong là Nghĩa Liệt Hiển ứng Uy Linh Trợ Thuận đại vương - tức Nghĩa sỹ Đại Vương. 
       - Nhờ sự qun tâm giúp đỡ của Đảng, nhà nước và các con, cháu, người dân ở mọi miền đất nước thì đền đã được trùng tu nhiều lần . 
       - Đền được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1991
         Sau đó BGH, cô và trẻ thắp nén hương tưởng nhớ tới ông

                                              
             
             Cô dẫn dắt hướng dẫn trẻ quan sát đền thờ Nguyễn Biểu

             * Lăng mộ
            - Phía trước đền có lăng mộ của ông được xây dựng khang trang. 
            * Hồ bán nguyệt
          - Phía trước cổng đền là hồ bán nguyệt
            * Bia miếu thờ bên trai từ cổng vào
          - Từ cổng vào phía bên trái có miếu thờ nghĩa vương do nhân dân 2 thôn Nội Diên và Yên Phúc ở xã Yên Hồ dựng . Bia nói về thân thế sự nghiệp ông Nguyễn Biểu, ghi rõ thời gian ộng được phong tặng thần vị và việc dựng đền qua các đời
          * Bia miếu thờ bên phải từ cổng vào
          -.Phía bên phải có bia trung nghĩa do cử nhân Hoàng Xuân Phong soạn, ghi thân thế, sự nghiệp và bài minh ca tụng ông Nguyễn Biểu.
          * Kiến trúc về đền
          - Kiến trúc đền theo chữ cam gồm 3 toa: Thượng điện, trung điện, hạ điện
          + Bên trong thượng điện
          - Bên trong thượng điện có bàn thờ gỗ được khắc chạm với những họa tiết tinh vi, trên bàn thờ có lư hương bằng đồng,, 2 bình hoa bằng sứ ở hai bên, có cờ thần cờ đại và một số vũ khí đánh giặc của các vua quan ngày xưa
          + Bên trong trung điện
          - Bên trong trung điện có bàn thờ bằng gỗ được khắc chạm với những họa tiết tinh vi như con rồng, cành hoa ..
          - Bàn thờ ở phía trong có 1 lư hương bằng sứ, 2 bình hoa bàng sứ, 2 đèn hoa sen ở 2 hai bên
          - Bàn thờ ở phía dưới có lư hương bằng đồng
          + Bên ngoài hạ điện
          -  Phía trước hạ điện có lư hương, đèn cọc tháp bằng đá dùng để thắp hương
          + Bên  trong  hạ điện
- Bên trong hạ điện có bàn thờ gỗ được khắc chạm với những đường nét tinh vi , hai bên bàn thờ có 2 con hạc màu vàng đứng 2 bên, trên bàn thờ có lư hương bằng sứ, 2 đèn hoa sen 2 bên
 * Cho trẻ xem một số hiện vật trong đền
- Có lư hương bằng đồng, 2 ông phổng ngồi cùi gối dâng hương
-  Bộ bình hương hình con hạc dùng để thắp hương
            - Bộ ấm chén để dâng rựu khi cúng tế
            - Một số vũ khí để đánh giặc của các vua, quan ngày xưa
            - Cờ thần, cờ đại khi ra trận thường mang nó đi cùng
            * Lễ rước, dâng hương ngày giỗ mồng 1 tháng 7 của ông Nguyễn  Biểu
            Để nhớ công ơn của ông thì vào ngày  mồng 1 tháng 7 hằng năm con cháu dòng họ cùng UBND xã tổ chức lễ rước, dâng hương ngày giỗ của
            * Buổi tham quan dã ngoại đã kết thúc an toàn và thật ý nghĩa 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
XEM NHIỀU NHẤT
HỖ TRỢ QUẢN TRỊ WEB
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập34
  • Hôm nay393
  • Tháng hiện tại43,425
  • Tổng lượt truy cập2,533,622
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây