Phòng tránh các bệnh xảy ra vào mùa hè

Thứ năm - 03/05/2018 21:11
Như chúng ta đã biết, mùa hè của nước ta là mùa có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều do đó các loài vi khuẩn dễ phát triển để gây ra các bệnh, dưới đây là một số bệnh thường xảy ra và có thể bùng phát:
TIÊU CHẢY CẤP

       Bệnh tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng ba lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày, với các triệu chứng kèm theo là nôn, mất nước, rối loạn điện giải, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. 
Bệnh có thể lây lan nhanh và gây thành dịch lớn, nhất là ở những khu vực dân cư đông người, sử dụng chung nguồn nước ăn uống, sinh hoạt. Bệnh hay bùng phát vào mùa hè, khi thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển.

* Nguyên nhân

Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy, trong đó có nguyên nhân do virus, vi khuẩn, nguy hiểm nhất là tiêu chảy do phẩy khuẩn tả (còn gọi là bệnh tả). Bệnh lây theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, bệnh có liên quan chặt chẽ với điều kiện môi trường, nước, an toàn thực phẩm và thói quen vệ sinh của người dân.
Những người có nguy cơ cao dễ mắc bệnh tiêu chảy: Những người ăn uống và sống gần với người bị tiêu chảy dễ mắc bệnh nếu không áp dụng các biện pháp phòng bệnh; dân cư tại những khu vực sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh, đổ thẳng phân ra cống, mương, ao, hồ, sông, suối…; sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
Những người có thói quen ăn uống không hợp vệ sinh, hay ăn rau sống, thủy hải sản chưa nấu chín kỹ cũng có nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, dân cư tại khu vực bị ngập lụt và sau ngập lụt cũng dễ mắc bệnh
* Triệu chứng

Bệnh có một số triệu chứng điển hình:

–  Đầy bụng, sôi bụng.

 – Tiêu chảy liên tục, nhiều lần, lúc đầu phân lỏng, sau toàn nước (trong trường hợp bị bệnh tả: phân toàn nước đục như nước vo gạo).

– Nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau chỉ nôn ra toàn nước trong hoặc màu vàng nhạt; người mệt lả, có thể bị chuột rút, biểu hiện tình trạng mất nước từ nhẹ đến nặng như: khát nước, da khô, nhăn nheo, hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ, có khi không đo được huyết áp, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, chân tay lạnh… và có thể dẫn đến tử vong.
* Cách phòng bệnh

Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; mỗi gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi; không đổ rác thải, phân xuống ao, hồ; không sử dụng phân tươi, phân chưa xử lý đảm bảo vệ sinh để bón cây trồng; bảo đảm vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh; hạn chế ra vào vùng đang có dịch.

Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm: thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã; không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn chưa được chế biến và nấu chín, các thức ăn còn sống như gỏi cá, tiết canh, …; chọn mua thức ăn từ nguồn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng; các thức ăn đã nấu chín hoặc thức ăn còn dư, để từ bữa trước sang bữa sau phải được bảo quản tốt; nếu chỉ sử dụng ngay sau một thời gian ngắn thì đậy lồng bàn, để nơi mát, thoáng gió; nếu muốn để lâu (vài tiếng trở lên) thì phải cho vào tủ lạnh, lưu ý tủ lạnh phải để ở mức độ đủ lạnh cần thiết; rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn để đảm bảo không làm nhiễm mầm bệnh từ tay bẩn vào thức ăn; hạn chế tập trung ăn uống đông người như ma chay, đám giỗ, cưới xin, liên hoan… trong vùng đang có dịch.

Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch: nguồn nước ăn uống, sinh hoạt của các gia đình phải được bảo vệ sạch sẽ, có nắp đậy, không để nguồn nước bẩn từ bên ngoài như ao, hồ, sông, suối… chảy vào; ở những nơi không có nước máy mà đang có dịch tiêu chảy thì tất cả nước ăn uống đều phải được sát khuẩn bằng cloramin B; cấm đổ phân, chất thải, nước giặt rửa và đồ dùng của người bệnh xuống giếng, ao, hồ, sông, suối…

Xử trí khi có người bị tiêu chảy cấp: phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời, không được để bệnh nhân ở nhà hoặc mua thuốc tự điều trị vì có thể nguy hiểm đến tính mạng và làm lây lan bệnh dịch sang cho gia đình và cộng đồng.

  1. SỐT XUẤT HUYẾT

Mùa mưa đang tới gần cũng là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi, phát triển mạnh để gây ra bệnh mà căn bệnh chúng ta dễ mắc  đó là sốt xuất huyết  nhất là các trẻ em. Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và các phòng bệnh sốt xuất huyết nhé.
 
·       Nguyên nhân:

Bệnh sốt xuất huyết thường có 2 nguyên nhân gây ra bệnh :

Một là : do  siêu vi trùng Dengue gây ra

Hai là: Do muỗi vằn hút máu người mắc bệnh mang đến cho người lành. Đây là nguyên nhất phổ biến và dễ tạo thành dịch nhất.

·       Triệu chứng :

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính và có thể xảy ra đối với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em từ 3 đến 10 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh sốt xuất huyết nhất.

Bệnh sốt xuất huyết có 1 số biểu hiện như sau:

Đối với trẻ em:

  Trẻ thường sốt cao, sốt đột ngột, sốt từ 38 – 39 độ, nhưng thường không đi kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi. Khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt thì chỉ có tác dụng trong vài giờ.

– Có dấu hiệu xuất huyết, xuất hiện các chấm đỏ trên mặt, da

– Chảy máu cam

– Nôn mửa

– Đi ngoài ra máu

– Có thể đau bụng, đau dữ dội, đau ở vùng dưới sườn bên phải

Đối với người lớn:

 Có dấu hiệu sốt nhưng sốt nhẹ, đau đầu, nhức mắt, đau khớp, nhức mỏi toàn thân và cũng có các dấu hiệu xuất huyết.

Cách chăm sóc trẻ đúng cách khi bị sốt xuất huyết:

Sốt xuất huyết ở trẻ, nếu không phát hiện kịp thời sẽ rất nguy hiểm, khả năng tử vong cao. Nếu mẹ phát hiện bé có những biểu hiện của sốt xuất huyết, mẹ nên:

– Chọn những thức ăn trẻ thích, chia làm nhiều bữa nhỏ và không kiêng khem. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa…

– Cho bé uống thêm nhiều nước, loại nước thích hợp là nước lọc, nước cam, chanh, … và nên cho bé  uống dung dịch oresol, vì ngoài việc bù nước còn bù được một số điện giải bị mất do sốt cao, có thêm một lượng vitamin C đáng kể, giúp thành mạch máu bền vững, giảm bớt tình trạng xuất huyết các nơi trong cơ thể.

– Theo dõi và cho bé nhập viện kịp thời: khi bé sốt trên 2 ngày mà không tìm được nguyên nhân, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị và có những biện pháp hạ sốt đúng cách.

Ngoài ra các mẹ cũng nên lưu ý:

  • Không tự ý cho trẻ uống thuốc Aspirine hoặc Ibuprofen (có thể gây chảy máu dạ dày).

  • Không cho bé ăn, uống những thực phẩm có màu đen hoặc đỏ (có thể gây nhầm lầm với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ)

  • Cách phòng tránh     

    Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc-xin để phòng bệnh và thuốc đặc hiệu để điều trị. Diễn biến lâm sàng với triệu chứng bệnh lý khá đa dạng và chuyển biến nhanh từ nhẹ sang nặng. Mức độ bệnh tiến triển từ sốt xuất huyết thông thường sang sốt xuất huyết nặng không lường trước được.      
Vì vậy, ngành y tế cùng phối hợp với cộng đồng người dân thực hiện công tác giám sát, phòng chống bệnh một cách chặt chẽ. Phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát được hoạt động của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết như :

  • Không nên cho trẻ hoạt động vui chơi ở những nơi tối tăm, ao tù, nước đọng.                                  –

  • Tránh muỗi đốt kể cả ban ngành; diệt bọ gậy muỗi, loăng quăng muỗi và muỗi trưởng thành bằng tất cả các biện pháp hiệu quả, khả thi;                                         

–   Thường xuyên vệ sinh cảnh quan, môi trường sống để loại bỏ các ổ chứa nước đọng là điểm sinh sản của muỗi ở trong nhà và ngoài nhà.                               –

  • Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp; mọi sự chậm trễ có thể dẫn đến nguy cơ tử vong khi có những biến chứng trầm trọng xảy ra.

  1. Say nắng, say nóng

Say nắng say nóng (heat stroke) là tình trạng tăng thân nhiệt quá mức, thường trên 40độ C, thường kèm theo đáp ứng viêm hệ thống dẫn tới tổn thương cơ quan đích cùng với tổn thương thần kinh.

  • Nguyên nhân:

Tập luyện và lao động trong môi trường nóng

– Không có điều hoà hoặc thông khí

– Mặc quần áo không phù hợp (quá dầy, bí, không thấm nước)

– Thiếu sự thích nghi với khí hậu

– Không uống nước, môi trường quá nóng

– Dùng một số loại thuốc làm giảm tiết mồ hôi: chẹn beta, kháng cholinergic, lợi tiểu, Ethanol, kháng histamine. 

– Một số tình trạng bệnh lý: bỏng rộng, rối loạn nội tiết, sốt…

– Tuổi quá cao hoặc quá nhỏ 

  • Triệu chứng:

Ngất xỉu là đấu hiệu đặc trưng đầu tiên của say nắng

Triệu chứng đặc trưng của sốc nhiệt là nhiệt độ trung tâm của cơ thể cao hơn 40,5 độ C. Thường ngất xỉu có thể là dấu hiệu đầu tiên.

Các triệu chứng khác có thể gồm:

Đau nhói đầu.
Chóng mặt và choáng váng.
Không ra mồ hôi mặc dù thời tiết nóng.
Da đỏ, nóng và khô.
Yếu cơ hoặc chuột rút.
Buồn nôn và nôn.
Nhịp tim/mạch nhanh, tim/mạch có thể đập mạnh hoặc yếu.
Thở nhanh và thở nông.
Thay đổi hành vi như lú lẫn, mất phương hướng hoặc có trạng thái sửng sốt.
Co giật.
Hôn mê.
 Sơ cứu ban đầu:

Đưa bệnh nhân tới nơi có chỗ râm mát và cởi bỏ quần áo không cần thiết.

Quạt và làm ướt da bệnh nhân bằng khăn ướt hoặc vòi nước.

Áp túi nước đá vào nách, bẹn, cổ và lưng bệnh nhân. Do các khu vực này có nhiều mạch máu gần với da cho nên việc làm lạnh chúng có thể làm giảm được nhiệt độ cơ thể.

Nhúng bệnh nhân vào vòi hoa sen hoặc bồn tắm có nước mát, hoặc bồn tắm nước đá.

Cho uống nước đường nhạt và pha thêm chút muối.

Tiếp tục theo dõi trong vòng 24h tại cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định dùng thuôca của bác sỹ.

  • Cách phòng:

  • Không nên làm việc quá lâu, quá sức ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức nhất là người già và trẻ em.

  • Uống đầy đủ nước khi trời nắng

  • Đi ra ngoài trời nắng cần trang bị mũ nón, quần áo dài để chống nắng

  • Thường xuyên uống nước dù chưa khát, nên uống nhiều nước pha muối hoặc tốt nhất là uống oresol , nước trái cây.

  • Sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 15-20 phút , không làm việc lâu và quá sức trong môi trường nắng nóng.

  • Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là công xưởng, hầm lò.

  • Đối với lái xe đang trong môi trường máy lạnh trong xe, tăng nhiệt độ trước khi bước ra khỏi xe ra bên ngoài nắng nóng.

  • Ngoài ra nên dùng các thực phẩm phòng tránh như nước dùa, dưa hấu, bí ngô….

  1. TAY – CHÂN – MIỆNG

  Bệnh tay, chân và miệng (TCM) là một  bệnh ở người do virus đường ruột gây ra ( Picornaviridae ).

   Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ em.

  Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước.

    Đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng.         Một đến hai ngày sau khi xuất hiện sốt trẻ bắt đầu đau miệng. Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má. 

Ban da xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, máu đỏ và một số hình thành bọng nước. Ban này không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.

Như vậy ban điển hình thường xuất hiện ở các vị trí tay, chân và miệng nên bệnh có tên Bệnh Tay – Chân – Miệng. Tuy nhiên ban có thể xuất hiện ở mông.

Các triệu chứng của bệnh TCM bao gồm:

  • Sốt

  • Nhức đầu

  • Ói mửa

  • Mệt mỏi

  • Khó chịu

  • Đau lan lỗ tai

  • Đau họng

  • Thương tổn đau rát ở răng và miệng

  • Phát ban không ngứa toàn thân, kèm theo đó là nhiều nốt mụn trên lòng bàn tay và lòng bàn chân

  • Loét miệng

  • Mụn lở và giộp da trên xuất hiện trên mông của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi trở nên khó chịu

  • Biếng ăn

  • Tiêu chảy

Thời kỳ ủ bệnh thường  là 3-7 ngày.

Triệu chứng ban đầu có thể là sốt thường kèm theo một cơn đau họng, chán ăn, mệt mỏi.

Thời kỳ toàn phát:  1-2 ngày sau khi bị sốt, các nốt mụn lở đau rát (tổn thương) có thể xuất hiện trong miệng hoặc cổ họng. Chứng phát ban có thể nhìn thấy rõ ràng trên bàn tay, bàn chân, miệng, lưỡi, bên trong má, và đôi khi cũng gặp ở mông(rất ít).
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh Tay – Chân – Miệng do một nhóm virus gây nên (nhóm Enterovirus)

Dịch tễ học ( Đường lây )

Đây là một bệnh dễ lây lan. Đường lây truyền thường từ người sang người do tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh.
Giai đoạn lây lan mạnh nhất là tuần đầu tiên bị bệnh. Bệnh Tay – Chân – Miệng không phải là bệnh lây từ động vật sang người.
Thời kỳ ủ bệnh thường từ 3 đến 7 ngày. Sốt thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Đầu tiên virus thường cư trú ở niêm mạc má và sau 24 giờ, virus lan đến các hạch bạch huyết vùng. Nhiễm virus huyết thường xảy ra nhanh chóng sau đó và virus di chuyển đến niêm mạc miệng và da. Vào ngày thứ 7 sau khi nhiễm bệnh, kháng thể trung hòa tăng cao và virus bị thải loại.
Bệnh Tay – Chân – Miệng xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi tuy nhiên cũng có thể gặp ở cả người trưởng thành. Mọi người đều có thể nhiễm virus nhưng không phải tất cả những người nhiễm virus đều biểu hiện bệnh.
Trẻ nhũ nhi, trẻ em và thiếu niên là những đối tượng dễ bị nhiễm bệnh và biểu hiện bệnh nhất vì chúng chưa có kháng thể chống lại bệnh này. Nhiễm bệnh có thể tạo nên kháng thể đặc hiệu chống virus gây bệnh tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái diễn do một chủng virus khác gây nên.
Bởi vì mức độ lưu hành của các virus ruột, bao gồm cả các tác nhân gây Bệnh Tay – Chân – Miệng, nên phụ nữ có thai thường hay nhiễm bệnh. Nhiễm virus ruột trong thai kỳ thường gây nên bệnh nhẹ nhàng hoặc không triệu chứng. Không có dữ kiện nào chứng tỏ nhiễm virus trong quá trình mang thai gây nên các hậu quả xấu lên thai như sẩy thai , thai chết lưu hay dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên nếu thai phụ nhiễm bệnh trong một thời gian ngắn trước khi sinh thì có thể truyền virus cho trẻ sơ sinh. Đa số những trẻ này chỉ biểu hiện bệnh nhẹ nhàng nhưng một số có thể biểu hiện bệnh cực kỳ trầm trọng đưa đến rối loạn chức năng đa cơ quan và tử vong. Nếu bệnh xuất hiện trong hai tuần đầu sau sinh thì nguy cơ xảy ra bệnh nặng cao hơn.

Cách phòng bệnh 
Hiện nay chưa có phương pháp phòng bệnh đặc hiệu cho Bệnh Tay – Chân – Miệng tuy nhiên biện pháp vệ sinh chặt chẽ có thể hạ thấp nguy cơ nhiễm bệnh. Các biện pháp có tác dụng là thường xuyên rửa tay đặc biệt là sau mỗi lần thay tã.
Những nơi bị nhiễm bệnh có thể được làm sạch trước tiên bằng nước xà phòng sau đó khử trùng bằng dung dịch chứa chlor. Tránh các tiếp xúc thân mật với người bệnh như hôn, vuốt ve, dùng chung dụng cụ…
Các vụ bùng phát dịch trong nhà trẻ thường xảy ra vào mùa hè và mùa thu và thường đồng thời với hiện tượng tăng các trường hợp nhiễm bệnh trong cộng đồng. Không có biện pháp cụ thể nào đảm bảo chắc chắn giảm thiểu các trường hợp mới mắc nếu dịch bùng phát trong nhà trẻ, trường học, tuy nhiên những biện pháp sau đây thường được khuyến cáo:

  • Rửa tay sạch sẽ, nhất là sau khi đi vệ sinh, thay tã hoặc don dẹp các vật dụng có phân trẻ.

  • Che miệng khi ho và hắt hơi. Rất khó thực hiện ở trẻ em.

  • Vệ sinh đồ chơi.

  • Cho nghỉ tại nhà những trẻ biểu hiện sốt và/hoặc có biểu hiện loét miệng hoặc trẻ nhễu nước bọt nhiều.

  1. THỦY ĐẬU

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus gây ra (Varicella Zoster ) và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân – hè.

Virus gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí), người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi.

Ngoài ra, khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu, bệnh có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không may bị nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai.

Các nốt bóng nước ở bệnh thủy đậu

  • Triệu chứng bệnh thủy đậu

Khi khởi phát, người bệnh có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, một số trường hợp nhất là trẻ em có thể không có triệu chứng báo trước.

Khi bị thủy đậu, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”. Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12 – 24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước. Nốt rạ có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể, số lượng trung bình khoảng 100 – 500 nốt. Trong trường hợp bình thường những mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4 – 5 ngày.

Ở trẻ em, thủy đậu thường kéo dài khoảng 5 – 10 ngày dẫn đến việc phải nghỉ học hoặc nghỉ đến nơi giữ trẻ.

  • Biến chứng của bệnh thủy đậu

Thông thường, thủy đậu là bệnh lành tính. Nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan… Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.
Viêm phổi do thủy đậu, ít khi xảy ra hơn, nhưng rất nặng và rất khó trị.
Viêm não do thủy đậu cũng xảy ra, không hiếm: sau thủy đậu trẻ bỗng trở nên vật vã, kích thích, nhiều khi kèm theo co giật, hôn mê. Những trường hợp này có thể mang di chứng thần kinh lâu dài: bị điếc, chậm phát triển, động kinh v.v…

Người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi đang mang thai có thể sinh con bị dị tật bẩm sinh sau này.

  • Chăm sóc người bệnh bị thủy đậu

Vì là bệnh lây qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với dịch nốt phỏng nên khi trẻ bị thủy đậu:

  • Cách ly trẻ tại nhà cho tới khi khỏi hẳn.

  • Bổ sung thêm vitamin C, nhỏ mũi 2 lần/ngày cho trẻ.

  • Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ để tránh xảy ra biến chứng.

  • Giữ bàn tay cho trẻ thật sạch.

  • Khi cần tiếp xúc người bệnh thủy đậu thì phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà phòng. Đặc biệt những phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh.

Lưu ý: Tránh làm vỡ các nốt thuỷ đậu vì dễ gây bội nhiễm và có thể tạo thành sẹo tồn tại lâu dài.

Nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời, thời gian cách ly là khoảng 7 đến 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn.

Sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng: khăn mặt, cốc, chén, bát, đũa.

Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.

Thay quần áo và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm sạch.

Nên mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng.

Đối với trẻ em:

– Nên cắt móng tay cho trẻ, giữ móng tay trẻ sạch hoặc có thể dùng bao tay vải để bọc tay trẻ nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng da thứ phát do trẻ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước.

– Ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả.

– Dùng dung dịch xanh Milian (xanh Methylene) để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ.

– Trường hợp sốt cao, có thể dùng các thuốc hạ sốt giảm đau thông thường nhưng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc, có thể dùng kháng sinh trong trường hợp nốt rạ bị nhiễm trùng: nốt rạ có mủ, tấy đỏ vùng da xung quanh.

Nếu bệnh nhân cảm thấy: Khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc có xuất huyết trên nốt rạ nên đưa đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.

Trẻ em và người lớn nên chủng ngừa bệnh thủy đậu càng sớm càng tốt.

Phòng bệnh thủy đậu:

Mặc dù bệnh có thể lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, nhưng hiện tại đã có biện pháp chủ động để phòng ngừa bệnh thủy đậu, đó là chủng ngừa bằng vắc-xin.

Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi tới 12 tuổi, tiêm 1 liều và liều thứ 2 nên tiêm thêm cách liều thứ nhất 6 tuần trở đi hoặc trong khoảng 4 – 6 tuổi để gia tăng hiệu quả phòng bệnh và giảm việc mắc bệnh thuỷ đậu trở lại mặc dù trước đó đã tiêm phòng.

Đối với trẻ trên 13 tuổi, thanh niên và người lớn, tiêm 2 liều cách nhau tốt nhất là sau 6 tuần.
 

  1. NHIỄM TRÙNG DA

Da là cơ quan ngoài cùng cơ thể. Đây là một cơ quan có mặt trên hầu khắp cơ thể, từ đầu cho tới chân. Có thể nói rằng đây là hệ thống phòng thủ mạnh nhất và hữu hiệu nhất của cơ thể.

Khi hệ thống này bị tấn công và tổn thương cũng đồng nghĩa với sức khỏe của ta có vấn đề.

Các bệnh nhiễm khuẩn da thường gặp

Các bệnh nhiễm khuẩn da thường gặp trong mùa hè là nhiễm trùng da do tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn và do nấm da.

Tụ cầu khuẩn gây viêm nang lông.

Bệnh này có đặc điểm xuất hiện những mụn nhỏ lấm tấm, ngay tại vị trí chân lông. Các mụn này có đặc điểm là ban đầu chỉ là một nốt nhỏ sau đó to hơn, tụ mủ ở chính giữa. Sợi lông mọc xiên từ dưới lên chính giữa nốt mụn như thể mụn mủ bao quanh gốc lông. Nốt mụn khá ngứa và ấn thì hơi đau. Tùy thuộc vào nhiễm khuẩn da nông (tức là ở ngay gần bề mặt cơ thể) hay sâu (tận sâu dưới da) mà nốt mụn to hay nhỏ, lâu khỏi hay nhanh khỏi. Nhưng thông thường nếu không có biến chứng gì thì không có hiện tượng rụng lông xảy ra. Bệnh thường gặp ở mặt, da đầu, cẳng chân, cẳng tay, đùi, vùng sinh dục. Khi mọc ở vùng râu cằm thì được gọi là đinh râu.

Liên cầu khuẩn gây ra các bệnh chốc loét, chốc lây trên da.

Vào mùa hè, da ẩm ướt những bệnh này càng có cơ hội phát triển. Nó thường xuất hiện ở những vùng da mất vệ sinh, những cơ thể yếu, có sức đề kháng kém, trẻ em, người bị đái tháo đường… Bệnh thường biểu hiện bằng những phỏng nước nhỏ sau đó hoá mủ. Những dịch của những nốt này có thể lan ra vùng xung quanh và gây ra chốc liên tiếp. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà đó là bệnh chốc lây (nếu là tổn thương nông, hay chốc loét nếu là tổn thương sâu). Những tổn thương sâu thì thường để lại sẹo. 
Với trẻ em, vào mùa hè, tại những ngấn sâu, nếp gấp sâu hoặc những người béo phì, da vùng này rất ẩm ướt sẽ có hiện tượng viêm da tại vùng nếp gấp được gọi là hăm kẽ. Biểu hiện của bệnh là da đỏ, rát, quầng lên tại những nếp gấp sâu. Hăm kẽ có một đặc điểm là không xuất hiện lây lan trên vị trí cơ thể khác. Do đó các bậc cha mẹ nên chú ý khi chăm sóc da trẻ sơ sinh mùa hè.
Mùa hè còn là mùa thuận lợi cho bệnh nấm da phát triển, tên thường gọi khác là hắc lào.
Nấm hắc lào chính là những dòng nấm ưa nóng ẩm, rất dễ sinh trưởng ở môi trường ướt át như bẹn, mông, nách, ngấn bụng… Do đó bệnh chỉ xuất hiện ở những vùng này trước khi lan sang vùng da khác. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của bệnh đó: dạng tổn thương kiểu khép kín như hình tròn, hình tứ giác, ngũ giác, đa giác và chỉ có tổn thương ở chu vi mà da vùng chính giữa lại hoàn toàn bình thường. Tổn thương là các mụn nước nhỏ li ti, vô cùng ngứa. Sau khi gãi thấy rất xót và lan càng mạnh. Đám hắc lào cứ thế lan ra theo nhiều cách, rộng ra hoặc lan sang vùng da bên cạnh, hình thành nên một đám hắc lào mới.

Nguy cơ không chỉ ở ngoài da

Nhiễm khuẩn huyết: Nguy cơ này ít nhưng thường trực nếu như các tổn thương ngoài da là rộng và dày đặc. Thường xuất hiện ở những vùng nhiều mạch máu như mép, miệng, mặt, cằm. Khi những nốt nhiễm khuẩn xuất hiện dưới dạng một “đinh râu” thì sẽ xuất hiện một hàng rào bảo vệ sinh học là các tế bào miễn dịch bao xung quanh và các dịch ngoại bào đầy kháng thể. Nếu nặn hút quá sớm, ngay từ khi quá trình viêm mới bắt đầu và cấp diễn, các hoạt động miễn dịch đang được huy động thì chúng ta dễ dàng phá vỡ hàng rào sinh học này. Vi khuẩn lợi dụng “vết nứt” trên, xâm nhập ồ ạt vào máu mà cơ thể không thể ngăn trở kịp gây ra nhiễm khuẩn huyết. Nhiễm khuẩn huyết là một biến cố nặng, nó có thể biến một nhiễm khuẩn ngoài da thành một nhiễm khuẩn thứ phát ở gan, tim, não và có thể gây tử vong, đặc biệt ở người già và trẻ em.
Nhiễm khuẩn các cơ quan khác: Da có thể khởi động tạo ra các viêm nhiễm ở màng tim, màng khớp, có thể gây ra viêm xương tủy xương. Việc gây ra những căn bệnh này là do vi khuẩn hoặc phức hợp kháng thể – kháng nguyên của vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể theo đường máu hoặc bạch huyết gây ra viêm tại các cơ quan có mô liên kết giống nhau như màng tim, màng khớp. Ở những đối tượng mà sức miễn dịch kém thì các vi khuẩn có thể theo đường máu tới định cư ở đầu các xương dài và gây ra bệnh viêm xương tủy xương. Các dạng tổn thương này càng hay gặp khi một nhiễm khuẩn da dai dẳng, ăn sâu và có thể lan tới cốt mạc xương.
Có thể là một nguyên cớ cho các bệnh liên quan đến miễn dịch như bệnh eczema hay bệnh lupus ban đỏ.

Xử trí thế nào? 

Đứng trước một nhiễm khuẩn da, hai việc cần quan tâm ở đây là ngăn không cho nhiễm khuẩn lan rộng và “ăn” sâu. Để thực hiện hiệu quả cần thực hiện theo các biện pháp dưới đây.
Một là, không được cào cấu, gãi, nặn, chích hay bất kỳ một can thiệp cơ học nào vào vị trí tổn thương quá sớm. Việc cần làm đầu tiên đó là rửa nhẹ nhàng và vệ sinh sạch sẽ. Sau đó lau khô và bôi thuốc sát khuẩn lên bề mặt tổn thương như xanh metylen, hay cồn iốt hữu cơ. 
Hai là, việc sử dụng thuốc kháng sinh cần được chỉ định chặt chẽ của bác sĩ. 
Chú ý: Các thuốc bôi trên vết nhiễm khuẩn. Khi một vết thương đang sưng, đỏ, rắn thì chỉ được bôi các thuốc dạng nước như dung dịch cồn iốt. Khi các vết thương nhiễm khuẩn lâu liền đang chảy nước cũng chỉ được thấm dung dịch sát khuẩn lên bông gạc và che đậy vào tổn thương mà tuyệt đối không được bôi thuốc mỡ. Chỉ được bôi thuốc dạng kem và mỡ khi tổn thương đã khô và đóng vảy; khi tổn thương nhiễm trùng trên da dai dẳng hàng tuần hàng tháng mà không liền thì nhất thiết phải đi khám và được điều trị

 

  1. VIÊM KẾT MẠC

Viêm kết mạc hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ, là tình trạng viêm lớp màng trong suốt ở bề mặt nhãn cầu (lòng trắng), kết mạc mi. Bệnh rất thường gặp (cấp tính chiếm tần suất mắc cao hơn mạn tính), điều trị dễ dàng và có thể tránh được. Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi giới, mọi lứa tuổi: trẻ em, người trưởng thành, người già. Viêm kết mạc dễ lây lan và có thể lan rộng thành dịch vào mùa xuân-hè.

Các nguyên nhân gây viêm kết mạc thường gặp như:
– Virus: là nguyên gây bệnh hay gặp nhất, trong đó Adeno virus chiếm 80% các trường hợp viêm cấp. Bệnh rất dễ lây lanlây khi tiếp xúc trực tiếp với nước mắt bệnh nhân; ho, hắt hơi khi viêm họng hay cảm cúm đi kèm. Nhưng thường tự giới hạn và khỏi trong vòng ngày mà không cần điều trị.
– Vi khuẩn: gây viêm kết mạc thường gặp là Staphylococus, Hemophilus Influenza …đứng thứ 2 sau virus, có thể gây ra những tổn thương nặng nếu không được điều trị.Bệnh lây qua dịch tiết nước mắt hay vật dụng dính dịch tiết chạm vào mắt. 
– Dị ứng (bụi, lông vật nuôi, phấn hoa, thuốc, hóa chất…):chiếm từ 15%- 40%, khó xác định chính xác tác nhân gây dị ứng,tùy cơ địa mỗi người, thường xảy ra theo mùa, kéo dài hay tái phát.
 Triệu chứng viêm kết mạc:
Các triệu chứng của viêm kết mạc tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh, thường lây truyền sau 3-5 ngày khởi phát:
Viêm kết mạc do virus:
– Ghèn dây, ngứa, chảy nước mắt – cộm xốn nhiều.
– Phù mi kết mạc, giả mạc.
– Giảm thị lực, chói sáng khi biến chứng khô mắt – thâm nhiễm giác mạc.
– Có thể bị một hoặc cả hai mắt
Viêm kết mạc do vi khuẩn:
– Ghèn vàng hay màu vàng xanh nhạt gây dính 2 mi mắt khi thức dậy vào buổi sáng.
– Ngứa, chảy nước mắt
– Trường hợp nặng có thể gây viêm loét giác mạc, giảm thị lực không phục hồi.
– Có thể bị một hoặc cả hai mắt
Viêm kết mạc do dị ứng:
– Chảy nước mắt, ngứa mắt nhiều, thường kèm theo viêm mũi dị ứng.
– Bệnh xảy ra cả hai mắt.
– Bệnh không lây.

Cách chăm sóc và điều trị viêm kết mạc:
Việc điều trị viêm kêt tùy vào tác nhân gây viêm:

– Viêm kết mạc do virus: bệnh thường tự giới hạn trong vài ngày mà không cần điều trị. Bệnh nhân có thể chườm lạnh, rửa mắt bằng nước lạnh và sạch để giảm bớt triệu chứng khó chịu. Có thể nhỏ nước mắt nhân tạo kèm theo cộng với khàng sinh phòng bội nhiễm.

– Viêm kết mạc do vi khuẩn: sử dụng kháng sinh hổ rộng nhỏ và/ hoặc mỡ tra mắt theo toa của bác sĩ

– Viêm kết mạc do dị ứng: tránh tiếp xúc tác nhân gây dị ứng, sử dụng kháng viêm – kháng dị ứng, ổn định dưỡng bào nhỏ tại chỗ hay đường uống theo chỉ định của bác sĩ. Nhỏ nước mắt nhân tạo rửa trôi và làm dễ chịu cảm giác ngứa.
Các biện pháp phòng bệnh viêm kết mạc:
Nếu chúng ta có những kiến thức cơ bản về bệnh viêm kết mạc chúng ta có thể tránh được sự lan truyền và nhiễm bệnh cho bản thân và người nhà:

– Sử dụng khăn, vật dụng cá nhân riêng trong gia đình và nơi làm việc

– Không dụi mắt, che miệng- mũi khi hắt hơi, chảy mũi.

– Rửa tay thường xuyên đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh, ở nơi công cộng (trường học, bệnh viện, cơ quan có người bị viêm kết mạc)

– Sử dụng dung dịch vệ sinh tay

– Nếu bạn sử dụng kính tiếp xúc cần được bác sĩ tư vấn và khám khi có triệu chứng cộm xốn chảy nước mắt. Ngâm rửa vệ sinh contact lens hằng ngày

– Mang kính bảo vệ mắt khi ra ngoài, trong môi trường làm việc ô nhiễm khói bụi, mang kính khi bơi.

– Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin C, A, E…

– Vì viêm kết mạc có nhiều nguyên nhân và có thể gây nên giảm thị lực không hồi phục nên bạn cần đến khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa mắt.

  1. KIẾN BA KHOANG CẮN/ ĐỐT

Kiến ba khoang là loại côn trùng độc hại thường xuất hiện vào mùa mưa, khi bị đốt thường để lại vết bỏng rát, mụn nước trên da.  Với hình dạng bé nhỏ tưởng chừng như vô hại, nhưng trên thực tế chất độc của nó tiết ra lại gây ra nhiều hậu quả đáng sợ như biến dạng vùng da, hư hoại phần bề mặt da khó lấy lại được như trước. Nếu không biết cách xử lý sẽ dẫn đến nhiễm trùng nặng.

Đáng ngại nhất là kiến ba khoang đông, sinh sôi nhanh, rất khó diệt, những loại thuốc xịt côn trùng thông thường không có tác dụng.

Hình ảnh kiến ba khoang đuôi nhọn
 

  1. Biểu hiện lâm sàng

  • Viêm da thường xuất hiện ở vùng hở như mặt, cổ, ngực, vai, gáy, tay.

  • Tổn thương cơ bản có dạng dát đỏ, thành vệt, thành đám, theo chiều tay quệt, nền hơi cộm, trên có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa, có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục.

  • Thương tổn tiếp tục xuất hiện dù không còn sự hiện diện của kiến ba khoang nếu trẻ ngứa gãi quệt ra vùng da lành, đặc biệt là các vùng nếp gấp.

  • Bệnh nhi có cảm giác rát bỏng tại chỗ, thương tổn trên diện rộng trẻ có thể sốt nhẹ, nổi hạch lân cận.

Tiến triển của bệnh:

  • Sau khi tiếp xúc với kiến, người bệnh cảm giác râm ran.

  • 6-8 giờ sau xuất hiện ban đỏ, dát đỏ.

  • 12-24 giờ tiếp theo xuất hiện thương tổn điển hình.

  • Sau 3 ngày thương tổn bắt đầu đỡ rát bỏng, bong vảy.

  • Sau 5-7 ngày vảy bong hết nhưng để lại dát thâm lâu mất.

 Một số hình ảnh vết thương do kiến ba khoang gây ra

Vết thương do kiến ba khoang gây ra 
 

  1. Phân biệt

Viêm da tiếp xúc do côn trùng có thể bị nhầm với một số bệnh ngoài da, đặc biệt là bệnh Zona. Zona thường gặp ở những người từng bị thủy đậu, với các dấu hiệu báo trước như đau nhức dọc theo dây thần kinh ở nửa người, nơi vùng da chuẩn bị nổi thương tổn. Tổn thương cơ bản là các mụn nước lõm ở giữa, mọc thành chùm ở một bên cơ thể.

  1. Xử trí

Nếu phát hiện được kiến ba khoang ngay sau khi tiếp xúc, cần:

  • Loại bỏ côn trùng, không dùng tay trần để bắt, giết, miết.

  • Rửa vùng tiếp xúc bằng nước sạch và xà phòng, sau đó dùng thuốc sát trùng nhẹ.

  • Nếu vùng tổn thương xuất hiện mủ, dùng dung dịch Xanh methylenbôi lên vết thương để sát khuẩn, tránh bị nhiễm trùng.

  • Khi vết thương đã khô, không còn chảy dịch , nên sử dụng các loại thuốc mỡ có tính kháng sinh, diệt khuẩn kèm corticoid loại nhẹ và vừa để bôi, giúp vết thương mau lành.

Khi thương tổn đã phỏng rộp, tùy vào mức độ tổn thương mà bác sĩ chỉ định thuốc phù hợp. Trường hợp nhẹ chỉ cần sát trùng, bệnh tự giới hạn. Nếu tình trạng trung bình và nặng thì phải bôi thuốc dịu da, corticosteroid bôi, uống kháng histamin, uống kháng sinh khi có dấu hiệu bội nhiễm .

  1. Phòng bệnh

  • Đề phòng côn trùng bay vào nhà bằng cách hạn chế mở cửa nhiều, nhất là nơi ở gần cây cối, cánh đồng…

  • Tránh đứng dưới bóng đèn sáng nơi công cộng, chú ý khi làm việc dưới ánh đèn vì kiến ba khoang rất hay xuất hiện ở nơi có đèn sáng

  • Giũ mạnh khăn mặt, quần áo trước khi dùng.

  • Không dùng tay trần để bắt, giết, miết kiến ba khoang.

  • Khi bắt đầu thấy rát ở một vùng da có thể rửa vùng đó bằng nước muối loãng, xà phòng…

 

 

Bệnh tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng ba lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày, với các triệu chứng kèm theo là nôn, mất nước, rối loạn điện giải, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. 
Bệnh có thể lây lan nhanh và gây thành dịch lớn, nhất là ở những khu vực dân cư đông người, sử dụng chung nguồn nước ăn uống, sinh hoạt. Bệnh hay bùng phát vào mùa hè, khi thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển.

* Nguyên nhân

Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy, trong đó có nguyên nhân do virus, vi khuẩn, nguy hiểm nhất là tiêu chảy do phẩy khuẩn tả (còn gọi là bệnh tả). Bệnh lây theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, bệnh có liên quan chặt chẽ với điều kiện môi trường, nước, an toàn thực phẩm và thói quen vệ sinh của người dân.
Những người có nguy cơ cao dễ mắc bệnh tiêu chảy: Những người ăn uống và sống gần với người bị tiêu chảy dễ mắc bệnh nếu không áp dụng các biện pháp phòng bệnh; dân cư tại những khu vực sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh, đổ thẳng phân ra cống, mương, ao, hồ, sông, suối…; sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
Những người có thói quen ăn uống không hợp vệ sinh, hay ăn rau sống, thủy hải sản chưa nấu chín kỹ cũng có nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, dân cư tại khu vực bị ngập lụt và sau ngập lụt cũng dễ mắc bệnh
* Triệu chứng

Bệnh có một số triệu chứng điển hình:

–  Đầy bụng, sôi bụng.

 – Tiêu chảy liên tục, nhiều lần, lúc đầu phân lỏng, sau toàn nước (trong trường hợp bị bệnh tả: phân toàn nước đục như nước vo gạo).

– Nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau chỉ nôn ra toàn nước trong hoặc màu vàng nhạt; người mệt lả, có thể bị chuột rút, biểu hiện tình trạng mất nước từ nhẹ đến nặng như: khát nước, da khô, nhăn nheo, hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ, có khi không đo được huyết áp, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, chân tay lạnh… và có thể dẫn đến tử vong.
* Cách phòng bệnh

Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; mỗi gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi; không đổ rác thải, phân xuống ao, hồ; không sử dụng phân tươi, phân chưa xử lý đảm bảo vệ sinh để bón cây trồng; bảo đảm vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh; hạn chế ra vào vùng đang có dịch.

Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm: thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã; không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn chưa được chế biến và nấu chín, các thức ăn còn sống như gỏi cá, tiết canh, …; chọn mua thức ăn từ nguồn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng; các thức ăn đã nấu chín hoặc thức ăn còn dư, để từ bữa trước sang bữa sau phải được bảo quản tốt; nếu chỉ sử dụng ngay sau một thời gian ngắn thì đậy lồng bàn, để nơi mát, thoáng gió; nếu muốn để lâu (vài tiếng trở lên) thì phải cho vào tủ lạnh, lưu ý tủ lạnh phải để ở mức độ đủ lạnh cần thiết; rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn để đảm bảo không làm nhiễm mầm bệnh từ tay bẩn vào thức ăn; hạn chế tập trung ăn uống đông người như ma chay, đám giỗ, cưới xin, liên hoan… trong vùng đang có dịch.

Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch: nguồn nước ăn uống, sinh hoạt của các gia đình phải được bảo vệ sạch sẽ, có nắp đậy, không để nguồn nước bẩn từ bên ngoài như ao, hồ, sông, suối… chảy vào; ở những nơi không có nước máy mà đang có dịch tiêu chảy thì tất cả nước ăn uống đều phải được sát khuẩn bằng cloramin B; cấm đổ phân, chất thải, nước giặt rửa và đồ dùng của người bệnh xuống giếng, ao, hồ, sông, suối…

Xử trí khi có người bị tiêu chảy cấp: phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời, không được để bệnh nhân ở nhà hoặc mua thuốc tự điều trị vì có thể nguy hiểm đến tính mạng và làm lây lan bệnh dịch sang cho gia đình và cộng đồng.

  1. SỐT XUẤT HUYẾT

Mùa mưa đang tới gần cũng là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi, phát triển mạnh để gây ra bệnh mà căn bệnh chúng ta dễ mắc  đó là sốt xuất huyết  nhất là các trẻ em. Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và các phòng bệnh sốt xuất huyết nhé.
 
·       Nguyên nhân:

Bệnh sốt xuất huyết thường có 2 nguyên nhân gây ra bệnh :

Một là : do  siêu vi trùng Dengue gây ra

Hai là: Do muỗi vằn hút máu người mắc bệnh mang đến cho người lành. Đây là nguyên nhất phổ biến và dễ tạo thành dịch nhất.

·       Triệu chứng :

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính và có thể xảy ra đối với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em từ 3 đến 10 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh sốt xuất huyết nhất.

Bệnh sốt xuất huyết có 1 số biểu hiện như sau:

Đối với trẻ em:

  Trẻ thường sốt cao, sốt đột ngột, sốt từ 38 – 39 độ, nhưng thường không đi kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi. Khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt thì chỉ có tác dụng trong vài giờ.

– Có dấu hiệu xuất huyết, xuất hiện các chấm đỏ trên mặt, da

– Chảy máu cam

– Nôn mửa

– Đi ngoài ra máu

– Có thể đau bụng, đau dữ dội, đau ở vùng dưới sườn bên phải

Đối với người lớn:

 Có dấu hiệu sốt nhưng sốt nhẹ, đau đầu, nhức mắt, đau khớp, nhức mỏi toàn thân và cũng có các dấu hiệu xuất huyết.

Cách chăm sóc trẻ đúng cách khi bị sốt xuất huyết:

Sốt xuất huyết ở trẻ, nếu không phát hiện kịp thời sẽ rất nguy hiểm, khả năng tử vong cao. Nếu mẹ phát hiện bé có những biểu hiện của sốt xuất huyết, mẹ nên:

– Chọn những thức ăn trẻ thích, chia làm nhiều bữa nhỏ và không kiêng khem. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa…

– Cho bé uống thêm nhiều nước, loại nước thích hợp là nước lọc, nước cam, chanh, … và nên cho bé  uống dung dịch oresol, vì ngoài việc bù nước còn bù được một số điện giải bị mất do sốt cao, có thêm một lượng vitamin C đáng kể, giúp thành mạch máu bền vững, giảm bớt tình trạng xuất huyết các nơi trong cơ thể.

– Theo dõi và cho bé nhập viện kịp thời: khi bé sốt trên 2 ngày mà không tìm được nguyên nhân, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị và có những biện pháp hạ sốt đúng cách.

Ngoài ra các mẹ cũng nên lưu ý:

  • Không tự ý cho trẻ uống thuốc Aspirine hoặc Ibuprofen (có thể gây chảy máu dạ dày).

  • Không cho bé ăn, uống những thực phẩm có màu đen hoặc đỏ (có thể gây nhầm lầm với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ)

  • Cách phòng tránh     

    Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc-xin để phòng bệnh và thuốc đặc hiệu để điều trị. Diễn biến lâm sàng với triệu chứng bệnh lý khá đa dạng và chuyển biến nhanh từ nhẹ sang nặng. Mức độ bệnh tiến triển từ sốt xuất huyết thông thường sang sốt xuất huyết nặng không lường trước được.      
Vì vậy, ngành y tế cùng phối hợp với cộng đồng người dân thực hiện công tác giám sát, phòng chống bệnh một cách chặt chẽ. Phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát được hoạt động của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết như :

  • Không nên cho trẻ hoạt động vui chơi ở những nơi tối tăm, ao tù, nước đọng.                                  –

  • Tránh muỗi đốt kể cả ban ngành; diệt bọ gậy muỗi, loăng quăng muỗi và muỗi trưởng thành bằng tất cả các biện pháp hiệu quả, khả thi;                                         

–   Thường xuyên vệ sinh cảnh quan, môi trường sống để loại bỏ các ổ chứa nước đọng là điểm sinh sản của muỗi ở trong nhà và ngoài nhà.                               –

  • Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp; mọi sự chậm trễ có thể dẫn đến nguy cơ tử vong khi có những biến chứng trầm trọng xảy ra.

  1. Say nắng, say nóng

Say nắng say nóng (heat stroke) là tình trạng tăng thân nhiệt quá mức, thường trên 40độ C, thường kèm theo đáp ứng viêm hệ thống dẫn tới tổn thương cơ quan đích cùng với tổn thương thần kinh.

  • Nguyên nhân:

Tập luyện và lao động trong môi trường nóng

– Không có điều hoà hoặc thông khí

– Mặc quần áo không phù hợp (quá dầy, bí, không thấm nước)

– Thiếu sự thích nghi với khí hậu

– Không uống nước, môi trường quá nóng

– Dùng một số loại thuốc làm giảm tiết mồ hôi: chẹn beta, kháng cholinergic, lợi tiểu, Ethanol, kháng histamine. 

– Một số tình trạng bệnh lý: bỏng rộng, rối loạn nội tiết, sốt…

– Tuổi quá cao hoặc quá nhỏ 

  • Triệu chứng:

Ngất xỉu là đấu hiệu đặc trưng đầu tiên của say nắng

Triệu chứng đặc trưng của sốc nhiệt là nhiệt độ trung tâm của cơ thể cao hơn 40,5 độ C. Thường ngất xỉu có thể là dấu hiệu đầu tiên.

Các triệu chứng khác có thể gồm:

Đau nhói đầu.
Chóng mặt và choáng váng.
Không ra mồ hôi mặc dù thời tiết nóng.
Da đỏ, nóng và khô.
Yếu cơ hoặc chuột rút.
Buồn nôn và nôn.
Nhịp tim/mạch nhanh, tim/mạch có thể đập mạnh hoặc yếu.
Thở nhanh và thở nông.
Thay đổi hành vi như lú lẫn, mất phương hướng hoặc có trạng thái sửng sốt.
Co giật.
Hôn mê.
 Sơ cứu ban đầu:

Đưa bệnh nhân tới nơi có chỗ râm mát và cởi bỏ quần áo không cần thiết.

Quạt và làm ướt da bệnh nhân bằng khăn ướt hoặc vòi nước.

Áp túi nước đá vào nách, bẹn, cổ và lưng bệnh nhân. Do các khu vực này có nhiều mạch máu gần với da cho nên việc làm lạnh chúng có thể làm giảm được nhiệt độ cơ thể.

Nhúng bệnh nhân vào vòi hoa sen hoặc bồn tắm có nước mát, hoặc bồn tắm nước đá.

Cho uống nước đường nhạt và pha thêm chút muối.

Tiếp tục theo dõi trong vòng 24h tại cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định dùng thuôca của bác sỹ.

  • Cách phòng:

  • Không nên làm việc quá lâu, quá sức ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức nhất là người già và trẻ em.

  • Uống đầy đủ nước khi trời nắng

  • Đi ra ngoài trời nắng cần trang bị mũ nón, quần áo dài để chống nắng

  • Thường xuyên uống nước dù chưa khát, nên uống nhiều nước pha muối hoặc tốt nhất là uống oresol , nước trái cây.

  • Sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 15-20 phút , không làm việc lâu và quá sức trong môi trường nắng nóng.

  • Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là công xưởng, hầm lò.

  • Đối với lái xe đang trong môi trường máy lạnh trong xe, tăng nhiệt độ trước khi bước ra khỏi xe ra bên ngoài nắng nóng.

  • Ngoài ra nên dùng các thực phẩm phòng tránh như nước dùa, dưa hấu, bí ngô….

  1. TAY – CHÂN – MIỆNG

  Bệnh tay, chân và miệng (TCM) là một  bệnh ở người do virus đường ruột gây ra ( Picornaviridae ).

   Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ em.

  Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước.

    Đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng.         Một đến hai ngày sau khi xuất hiện sốt trẻ bắt đầu đau miệng. Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má. 

Ban da xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, máu đỏ và một số hình thành bọng nước. Ban này không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.

Như vậy ban điển hình thường xuất hiện ở các vị trí tay, chân và miệng nên bệnh có tên Bệnh Tay – Chân – Miệng. Tuy nhiên ban có thể xuất hiện ở mông.

Các triệu chứng của bệnh TCM bao gồm:

  • Sốt

  • Nhức đầu

  • Ói mửa

  • Mệt mỏi

  • Khó chịu

  • Đau lan lỗ tai

  • Đau họng

  • Thương tổn đau rát ở răng và miệng

  • Phát ban không ngứa toàn thân, kèm theo đó là nhiều nốt mụn trên lòng bàn tay và lòng bàn chân

  • Loét miệng

  • Mụn lở và giộp da trên xuất hiện trên mông của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi trở nên khó chịu

  • Biếng ăn

  • Tiêu chảy

Thời kỳ ủ bệnh thường  là 3-7 ngày.

Triệu chứng ban đầu có thể là sốt thường kèm theo một cơn đau họng, chán ăn, mệt mỏi.

Thời kỳ toàn phát:  1-2 ngày sau khi bị sốt, các nốt mụn lở đau rát (tổn thương) có thể xuất hiện trong miệng hoặc cổ họng. Chứng phát ban có thể nhìn thấy rõ ràng trên bàn tay, bàn chân, miệng, lưỡi, bên trong má, và đôi khi cũng gặp ở mông(rất ít).
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh Tay – Chân – Miệng do một nhóm virus gây nên (nhóm Enterovirus)

Dịch tễ học ( Đường lây )

Đây là một bệnh dễ lây lan. Đường lây truyền thường từ người sang người do tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh.
Giai đoạn lây lan mạnh nhất là tuần đầu tiên bị bệnh. Bệnh Tay – Chân – Miệng không phải là bệnh lây từ động vật sang người.
Thời kỳ ủ bệnh thường từ 3 đến 7 ngày. Sốt thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Đầu tiên virus thường cư trú ở niêm mạc má và sau 24 giờ, virus lan đến các hạch bạch huyết vùng. Nhiễm virus huyết thường xảy ra nhanh chóng sau đó và virus di chuyển đến niêm mạc miệng và da. Vào ngày thứ 7 sau khi nhiễm bệnh, kháng thể trung hòa tăng cao và virus bị thải loại.
Bệnh Tay – Chân – Miệng xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi tuy nhiên cũng có thể gặp ở cả người trưởng thành. Mọi người đều có thể nhiễm virus nhưng không phải tất cả những người nhiễm virus đều biểu hiện bệnh.
Trẻ nhũ nhi, trẻ em và thiếu niên là những đối tượng dễ bị nhiễm bệnh và biểu hiện bệnh nhất vì chúng chưa có kháng thể chống lại bệnh này. Nhiễm bệnh có thể tạo nên kháng thể đặc hiệu chống virus gây bệnh tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái diễn do một chủng virus khác gây nên.
Bởi vì mức độ lưu hành của các virus ruột, bao gồm cả các tác nhân gây Bệnh Tay – Chân – Miệng, nên phụ nữ có thai thường hay nhiễm bệnh. Nhiễm virus ruột trong thai kỳ thường gây nên bệnh nhẹ nhàng hoặc không triệu chứng. Không có dữ kiện nào chứng tỏ nhiễm virus trong quá trình mang thai gây nên các hậu quả xấu lên thai như sẩy thai , thai chết lưu hay dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên nếu thai phụ nhiễm bệnh trong một thời gian ngắn trước khi sinh thì có thể truyền virus cho trẻ sơ sinh. Đa số những trẻ này chỉ biểu hiện bệnh nhẹ nhàng nhưng một số có thể biểu hiện bệnh cực kỳ trầm trọng đưa đến rối loạn chức năng đa cơ quan và tử vong. Nếu bệnh xuất hiện trong hai tuần đầu sau sinh thì nguy cơ xảy ra bệnh nặng cao hơn.

Cách phòng bệnh 
Hiện nay chưa có phương pháp phòng bệnh đặc hiệu cho Bệnh Tay – Chân – Miệng tuy nhiên biện pháp vệ sinh chặt chẽ có thể hạ thấp nguy cơ nhiễm bệnh. Các biện pháp có tác dụng là thường xuyên rửa tay đặc biệt là sau mỗi lần thay tã.
Những nơi bị nhiễm bệnh có thể được làm sạch trước tiên bằng nước xà phòng sau đó khử trùng bằng dung dịch chứa chlor. Tránh các tiếp xúc thân mật với người bệnh như hôn, vuốt ve, dùng chung dụng cụ…
Các vụ bùng phát dịch trong nhà trẻ thường xảy ra vào mùa hè và mùa thu và thường đồng thời với hiện tượng tăng các trường hợp nhiễm bệnh trong cộng đồng. Không có biện pháp cụ thể nào đảm bảo chắc chắn giảm thiểu các trường hợp mới mắc nếu dịch bùng phát trong nhà trẻ, trường học, tuy nhiên những biện pháp sau đây thường được khuyến cáo:

  • Rửa tay sạch sẽ, nhất là sau khi đi vệ sinh, thay tã hoặc don dẹp các vật dụng có phân trẻ.

  • Che miệng khi ho và hắt hơi. Rất khó thực hiện ở trẻ em.

  • Vệ sinh đồ chơi.

  • Cho nghỉ tại nhà những trẻ biểu hiện sốt và/hoặc có biểu hiện loét miệng hoặc trẻ nhễu nước bọt nhiều.

  1. THỦY ĐẬU

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus gây ra (Varicella Zoster ) và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân – hè.

Virus gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí), người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi.

Ngoài ra, khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu, bệnh có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không may bị nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai.

Các nốt bóng nước ở bệnh thủy đậu

  • Triệu chứng bệnh thủy đậu

Khi khởi phát, người bệnh có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, một số trường hợp nhất là trẻ em có thể không có triệu chứng báo trước.

Khi bị thủy đậu, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”. Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12 – 24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước. Nốt rạ có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể, số lượng trung bình khoảng 100 – 500 nốt. Trong trường hợp bình thường những mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4 – 5 ngày.

Ở trẻ em, thủy đậu thường kéo dài khoảng 5 – 10 ngày dẫn đến việc phải nghỉ học hoặc nghỉ đến nơi giữ trẻ.

  • Biến chứng của bệnh thủy đậu

Thông thường, thủy đậu là bệnh lành tính. Nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan… Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.
Viêm phổi do thủy đậu, ít khi xảy ra hơn, nhưng rất nặng và rất khó trị.
Viêm não do thủy đậu cũng xảy ra, không hiếm: sau thủy đậu trẻ bỗng trở nên vật vã, kích thích, nhiều khi kèm theo co giật, hôn mê. Những trường hợp này có thể mang di chứng thần kinh lâu dài: bị điếc, chậm phát triển, động kinh v.v…

Người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi đang mang thai có thể sinh con bị dị tật bẩm sinh sau này.

  • Chăm sóc người bệnh bị thủy đậu

Vì là bệnh lây qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với dịch nốt phỏng nên khi trẻ bị thủy đậu:

  • Cách ly trẻ tại nhà cho tới khi khỏi hẳn.

  • Bổ sung thêm vitamin C, nhỏ mũi 2 lần/ngày cho trẻ.

  • Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ để tránh xảy ra biến chứng.

  • Giữ bàn tay cho trẻ thật sạch.

  • Khi cần tiếp xúc người bệnh thủy đậu thì phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà phòng. Đặc biệt những phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh.

Lưu ý: Tránh làm vỡ các nốt thuỷ đậu vì dễ gây bội nhiễm và có thể tạo thành sẹo tồn tại lâu dài.

Nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời, thời gian cách ly là khoảng 7 đến 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn.

Sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng: khăn mặt, cốc, chén, bát, đũa.

Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.

Thay quần áo và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm sạch.

Nên mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng.

Đối với trẻ em:

– Nên cắt móng tay cho trẻ, giữ móng tay trẻ sạch hoặc có thể dùng bao tay vải để bọc tay trẻ nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng da thứ phát do trẻ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước.

– Ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả.

– Dùng dung dịch xanh Milian (xanh Methylene) để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ.

– Trường hợp sốt cao, có thể dùng các thuốc hạ sốt giảm đau thông thường nhưng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc, có thể dùng kháng sinh trong trường hợp nốt rạ bị nhiễm trùng: nốt rạ có mủ, tấy đỏ vùng da xung quanh.

Nếu bệnh nhân cảm thấy: Khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc có xuất huyết trên nốt rạ nên đưa đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.

Trẻ em và người lớn nên chủng ngừa bệnh thủy đậu càng sớm càng tốt.

Phòng bệnh thủy đậu:

Mặc dù bệnh có thể lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, nhưng hiện tại đã có biện pháp chủ động để phòng ngừa bệnh thủy đậu, đó là chủng ngừa bằng vắc-xin.

Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi tới 12 tuổi, tiêm 1 liều và liều thứ 2 nên tiêm thêm cách liều thứ nhất 6 tuần trở đi hoặc trong khoảng 4 – 6 tuổi để gia tăng hiệu quả phòng bệnh và giảm việc mắc bệnh thuỷ đậu trở lại mặc dù trước đó đã tiêm phòng.

Đối với trẻ trên 13 tuổi, thanh niên và người lớn, tiêm 2 liều cách nhau tốt nhất là sau 6 tuần.
 

  1. NHIỄM TRÙNG DA

Da là cơ quan ngoài cùng cơ thể. Đây là một cơ quan có mặt trên hầu khắp cơ thể, từ đầu cho tới chân. Có thể nói rằng đây là hệ thống phòng thủ mạnh nhất và hữu hiệu nhất của cơ thể.

Khi hệ thống này bị tấn công và tổn thương cũng đồng nghĩa với sức khỏe của ta có vấn đề.

Các bệnh nhiễm khuẩn da thường gặp

Các bệnh nhiễm khuẩn da thường gặp trong mùa hè là nhiễm trùng da do tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn và do nấm da.

Tụ cầu khuẩn gây viêm nang lông.

Bệnh này có đặc điểm xuất hiện những mụn nhỏ lấm tấm, ngay tại vị trí chân lông. Các mụn này có đặc điểm là ban đầu chỉ là một nốt nhỏ sau đó to hơn, tụ mủ ở chính giữa. Sợi lông mọc xiên từ dưới lên chính giữa nốt mụn như thể mụn mủ bao quanh gốc lông. Nốt mụn khá ngứa và ấn thì hơi đau. Tùy thuộc vào nhiễm khuẩn da nông (tức là ở ngay gần bề mặt cơ thể) hay sâu (tận sâu dưới da) mà nốt mụn to hay nhỏ, lâu khỏi hay nhanh khỏi. Nhưng thông thường nếu không có biến chứng gì thì không có hiện tượng rụng lông xảy ra. Bệnh thường gặp ở mặt, da đầu, cẳng chân, cẳng tay, đùi, vùng sinh dục. Khi mọc ở vùng râu cằm thì được gọi là đinh râu.

Liên cầu khuẩn gây ra các bệnh chốc loét, chốc lây trên da.

Vào mùa hè, da ẩm ướt những bệnh này càng có cơ hội phát triển. Nó thường xuất hiện ở những vùng da mất vệ sinh, những cơ thể yếu, có sức đề kháng kém, trẻ em, người bị đái tháo đường… Bệnh thường biểu hiện bằng những phỏng nước nhỏ sau đó hoá mủ. Những dịch của những nốt này có thể lan ra vùng xung quanh và gây ra chốc liên tiếp. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà đó là bệnh chốc lây (nếu là tổn thương nông, hay chốc loét nếu là tổn thương sâu). Những tổn thương sâu thì thường để lại sẹo. 
Với trẻ em, vào mùa hè, tại những ngấn sâu, nếp gấp sâu hoặc những người béo phì, da vùng này rất ẩm ướt sẽ có hiện tượng viêm da tại vùng nếp gấp được gọi là hăm kẽ. Biểu hiện của bệnh là da đỏ, rát, quầng lên tại những nếp gấp sâu. Hăm kẽ có một đặc điểm là không xuất hiện lây lan trên vị trí cơ thể khác. Do đó các bậc cha mẹ nên chú ý khi chăm sóc da trẻ sơ sinh mùa hè.
Mùa hè còn là mùa thuận lợi cho bệnh nấm da phát triển, tên thường gọi khác là hắc lào.
Nấm hắc lào chính là những dòng nấm ưa nóng ẩm, rất dễ sinh trưởng ở môi trường ướt át như bẹn, mông, nách, ngấn bụng… Do đó bệnh chỉ xuất hiện ở những vùng này trước khi lan sang vùng da khác. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của bệnh đó: dạng tổn thương kiểu khép kín như hình tròn, hình tứ giác, ngũ giác, đa giác và chỉ có tổn thương ở chu vi mà da vùng chính giữa lại hoàn toàn bình thường. Tổn thương là các mụn nước nhỏ li ti, vô cùng ngứa. Sau khi gãi thấy rất xót và lan càng mạnh. Đám hắc lào cứ thế lan ra theo nhiều cách, rộng ra hoặc lan sang vùng da bên cạnh, hình thành nên một đám hắc lào mới.

Nguy cơ không chỉ ở ngoài da

Nhiễm khuẩn huyết: Nguy cơ này ít nhưng thường trực nếu như các tổn thương ngoài da là rộng và dày đặc. Thường xuất hiện ở những vùng nhiều mạch máu như mép, miệng, mặt, cằm. Khi những nốt nhiễm khuẩn xuất hiện dưới dạng một “đinh râu” thì sẽ xuất hiện một hàng rào bảo vệ sinh học là các tế bào miễn dịch bao xung quanh và các dịch ngoại bào đầy kháng thể. Nếu nặn hút quá sớm, ngay từ khi quá trình viêm mới bắt đầu và cấp diễn, các hoạt động miễn dịch đang được huy động thì chúng ta dễ dàng phá vỡ hàng rào sinh học này. Vi khuẩn lợi dụng “vết nứt” trên, xâm nhập ồ ạt vào máu mà cơ thể không thể ngăn trở kịp gây ra nhiễm khuẩn huyết. Nhiễm khuẩn huyết là một biến cố nặng, nó có thể biến một nhiễm khuẩn ngoài da thành một nhiễm khuẩn thứ phát ở gan, tim, não và có thể gây tử vong, đặc biệt ở người già và trẻ em.
Nhiễm khuẩn các cơ quan khác: Da có thể khởi động tạo ra các viêm nhiễm ở màng tim, màng khớp, có thể gây ra viêm xương tủy xương. Việc gây ra những căn bệnh này là do vi khuẩn hoặc phức hợp kháng thể – kháng nguyên của vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể theo đường máu hoặc bạch huyết gây ra viêm tại các cơ quan có mô liên kết giống nhau như màng tim, màng khớp. Ở những đối tượng mà sức miễn dịch kém thì các vi khuẩn có thể theo đường máu tới định cư ở đầu các xương dài và gây ra bệnh viêm xương tủy xương. Các dạng tổn thương này càng hay gặp khi một nhiễm khuẩn da dai dẳng, ăn sâu và có thể lan tới cốt mạc xương.
Có thể là một nguyên cớ cho các bệnh liên quan đến miễn dịch như bệnh eczema hay bệnh lupus ban đỏ.

Xử trí thế nào? 

Đứng trước một nhiễm khuẩn da, hai việc cần quan tâm ở đây là ngăn không cho nhiễm khuẩn lan rộng và “ăn” sâu. Để thực hiện hiệu quả cần thực hiện theo các biện pháp dưới đây.
Một là, không được cào cấu, gãi, nặn, chích hay bất kỳ một can thiệp cơ học nào vào vị trí tổn thương quá sớm. Việc cần làm đầu tiên đó là rửa nhẹ nhàng và vệ sinh sạch sẽ. Sau đó lau khô và bôi thuốc sát khuẩn lên bề mặt tổn thương như xanh metylen, hay cồn iốt hữu cơ. 
Hai là, việc sử dụng thuốc kháng sinh cần được chỉ định chặt chẽ của bác sĩ. 
Chú ý: Các thuốc bôi trên vết nhiễm khuẩn. Khi một vết thương đang sưng, đỏ, rắn thì chỉ được bôi các thuốc dạng nước như dung dịch cồn iốt. Khi các vết thương nhiễm khuẩn lâu liền đang chảy nước cũng chỉ được thấm dung dịch sát khuẩn lên bông gạc và che đậy vào tổn thương mà tuyệt đối không được bôi thuốc mỡ. Chỉ được bôi thuốc dạng kem và mỡ khi tổn thương đã khô và đóng vảy; khi tổn thương nhiễm trùng trên da dai dẳng hàng tuần hàng tháng mà không liền thì nhất thiết phải đi khám và được điều trị

 

  1. VIÊM KẾT MẠC

Viêm kết mạc hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ, là tình trạng viêm lớp màng trong suốt ở bề mặt nhãn cầu (lòng trắng), kết mạc mi. Bệnh rất thường gặp (cấp tính chiếm tần suất mắc cao hơn mạn tính), điều trị dễ dàng và có thể tránh được. Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi giới, mọi lứa tuổi: trẻ em, người trưởng thành, người già. Viêm kết mạc dễ lây lan và có thể lan rộng thành dịch vào mùa xuân-hè.

Các nguyên nhân gây viêm kết mạc thường gặp như:
– Virus: là nguyên gây bệnh hay gặp nhất, trong đó Adeno virus chiếm 80% các trường hợp viêm cấp. Bệnh rất dễ lây lanlây khi tiếp xúc trực tiếp với nước mắt bệnh nhân; ho, hắt hơi khi viêm họng hay cảm cúm đi kèm. Nhưng thường tự giới hạn và khỏi trong vòng ngày mà không cần điều trị.
– Vi khuẩn: gây viêm kết mạc thường gặp là Staphylococus, Hemophilus Influenza …đứng thứ 2 sau virus, có thể gây ra những tổn thương nặng nếu không được điều trị.Bệnh lây qua dịch tiết nước mắt hay vật dụng dính dịch tiết chạm vào mắt. 
– Dị ứng (bụi, lông vật nuôi, phấn hoa, thuốc, hóa chất…):chiếm từ 15%- 40%, khó xác định chính xác tác nhân gây dị ứng,tùy cơ địa mỗi người, thường xảy ra theo mùa, kéo dài hay tái phát.
 Triệu chứng viêm kết mạc:
Các triệu chứng của viêm kết mạc tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh, thường lây truyền sau 3-5 ngày khởi phát:
Viêm kết mạc do virus:
– Ghèn dây, ngứa, chảy nước mắt – cộm xốn nhiều.
– Phù mi kết mạc, giả mạc.
– Giảm thị lực, chói sáng khi biến chứng khô mắt – thâm nhiễm giác mạc.
– Có thể bị một hoặc cả hai mắt
Viêm kết mạc do vi khuẩn:
– Ghèn vàng hay màu vàng xanh nhạt gây dính 2 mi mắt khi thức dậy vào buổi sáng.
– Ngứa, chảy nước mắt
– Trường hợp nặng có thể gây viêm loét giác mạc, giảm thị lực không phục hồi.
– Có thể bị một hoặc cả hai mắt
Viêm kết mạc do dị ứng:
– Chảy nước mắt, ngứa mắt nhiều, thường kèm theo viêm mũi dị ứng.
– Bệnh xảy ra cả hai mắt.
– Bệnh không lây.

Cách chăm sóc và điều trị viêm kết mạc:
Việc điều trị viêm kêt tùy vào tác nhân gây viêm:

– Viêm kết mạc do virus: bệnh thường tự giới hạn trong vài ngày mà không cần điều trị. Bệnh nhân có thể chườm lạnh, rửa mắt bằng nước lạnh và sạch để giảm bớt triệu chứng khó chịu. Có thể nhỏ nước mắt nhân tạo kèm theo cộng với khàng sinh phòng bội nhiễm.

– Viêm kết mạc do vi khuẩn: sử dụng kháng sinh hổ rộng nhỏ và/ hoặc mỡ tra mắt theo toa của bác sĩ

– Viêm kết mạc do dị ứng: tránh tiếp xúc tác nhân gây dị ứng, sử dụng kháng viêm – kháng dị ứng, ổn định dưỡng bào nhỏ tại chỗ hay đường uống theo chỉ định của bác sĩ. Nhỏ nước mắt nhân tạo rửa trôi và làm dễ chịu cảm giác ngứa.
Các biện pháp phòng bệnh viêm kết mạc:
Nếu chúng ta có những kiến thức cơ bản về bệnh viêm kết mạc chúng ta có thể tránh được sự lan truyền và nhiễm bệnh cho bản thân và người nhà:

– Sử dụng khăn, vật dụng cá nhân riêng trong gia đình và nơi làm việc

– Không dụi mắt, che miệng- mũi khi hắt hơi, chảy mũi.

– Rửa tay thường xuyên đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh, ở nơi công cộng (trường học, bệnh viện, cơ quan có người bị viêm kết mạc)

– Sử dụng dung dịch vệ sinh tay

– Nếu bạn sử dụng kính tiếp xúc cần được bác sĩ tư vấn và khám khi có triệu chứng cộm xốn chảy nước mắt. Ngâm rửa vệ sinh contact lens hằng ngày

– Mang kính bảo vệ mắt khi ra ngoài, trong môi trường làm việc ô nhiễm khói bụi, mang kính khi bơi.

– Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin C, A, E…

– Vì viêm kết mạc có nhiều nguyên nhân và có thể gây nên giảm thị lực không hồi phục nên bạn cần đến khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa mắt.

  1. KIẾN BA KHOANG CẮN/ ĐỐT

Kiến ba khoang là loại côn trùng độc hại thường xuất hiện vào mùa mưa, khi bị đốt thường để lại vết bỏng rát, mụn nước trên da.  Với hình dạng bé nhỏ tưởng chừng như vô hại, nhưng trên thực tế chất độc của nó tiết ra lại gây ra nhiều hậu quả đáng sợ như biến dạng vùng da, hư hoại phần bề mặt da khó lấy lại được như trước. Nếu không biết cách xử lý sẽ dẫn đến nhiễm trùng nặng.

Đáng ngại nhất là kiến ba khoang đông, sinh sôi nhanh, rất khó diệt, những loại thuốc xịt côn trùng thông thường không có tác dụng.

Hình ảnh kiến ba khoang đuôi nhọn
 

  1. Biểu hiện lâm sàng

  • Viêm da thường xuất hiện ở vùng hở như mặt, cổ, ngực, vai, gáy, tay.

  • Tổn thương cơ bản có dạng dát đỏ, thành vệt, thành đám, theo chiều tay quệt, nền hơi cộm, trên có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa, có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục.

  • Thương tổn tiếp tục xuất hiện dù không còn sự hiện diện của kiến ba khoang nếu trẻ ngứa gãi quệt ra vùng da lành, đặc biệt là các vùng nếp gấp.

  • Bệnh nhi có cảm giác rát bỏng tại chỗ, thương tổn trên diện rộng trẻ có thể sốt nhẹ, nổi hạch lân cận.

Tiến triển của bệnh:

  • Sau khi tiếp xúc với kiến, người bệnh cảm giác râm ran.

  • 6-8 giờ sau xuất hiện ban đỏ, dát đỏ.

  • 12-24 giờ tiếp theo xuất hiện thương tổn điển hình.

  • Sau 3 ngày thương tổn bắt đầu đỡ rát bỏng, bong vảy.

  • Sau 5-7 ngày vảy bong hết nhưng để lại dát thâm lâu mất.

 Một số hình ảnh vết thương do kiến ba khoang gây ra

Vết thương do kiến ba khoang gây ra 
 

  1. Phân biệt

Viêm da tiếp xúc do côn trùng có thể bị nhầm với một số bệnh ngoài da, đặc biệt là bệnh Zona. Zona thường gặp ở những người từng bị thủy đậu, với các dấu hiệu báo trước như đau nhức dọc theo dây thần kinh ở nửa người, nơi vùng da chuẩn bị nổi thương tổn. Tổn thương cơ bản là các mụn nước lõm ở giữa, mọc thành chùm ở một bên cơ thể.

  1. Xử trí

Nếu phát hiện được kiến ba khoang ngay sau khi tiếp xúc, cần:

  • Loại bỏ côn trùng, không dùng tay trần để bắt, giết, miết.

  • Rửa vùng tiếp xúc bằng nước sạch và xà phòng, sau đó dùng thuốc sát trùng nhẹ.

  • Nếu vùng tổn thương xuất hiện mủ, dùng dung dịch Xanh methylenbôi lên vết thương để sát khuẩn, tránh bị nhiễm trùng.

  • Khi vết thương đã khô, không còn chảy dịch , nên sử dụng các loại thuốc mỡ có tính kháng sinh, diệt khuẩn kèm corticoid loại nhẹ và vừa để bôi, giúp vết thương mau lành.

Khi thương tổn đã phỏng rộp, tùy vào mức độ tổn thương mà bác sĩ chỉ định thuốc phù hợp. Trường hợp nhẹ chỉ cần sát trùng, bệnh tự giới hạn. Nếu tình trạng trung bình và nặng thì phải bôi thuốc dịu da, corticosteroid bôi, uống kháng histamin, uống kháng sinh khi có dấu hiệu bội nhiễm .

  1. Phòng bệnh

  • Đề phòng côn trùng bay vào nhà bằng cách hạn chế mở cửa nhiều, nhất là nơi ở gần cây cối, cánh đồng…

  • Tránh đứng dưới bóng đèn sáng nơi công cộng, chú ý khi làm việc dưới ánh đèn vì kiến ba khoang rất hay xuất hiện ở nơi có đèn sáng

  • Giũ mạnh khăn mặt, quần áo trước khi dùng.

  • Không dùng tay trần để bắt, giết, miết kiến ba khoang.

  • Khi bắt đầu thấy rát ở một vùng da có thể rửa vùng đó bằng nước muối loãng, xà phòng…

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Các tin khác

XEM NHIỀU NHẤT
HỖ TRỢ QUẢN TRỊ WEB
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập17
  • Hôm nay979
  • Tháng hiện tại40,423
  • Tổng lượt truy cập2,530,620
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây