Hiện nay thế giới đón Tết Dương lịch vào ngày 01 tháng 01 hàng năm. Trong 400 năm qua, rất nhiều quốc gia đã chấp nhận ngày này là ngày New Year.
La Mã là quốc gia đầu tiên chọn ngày 01 tháng 01 làm ngày New Year trong năm đầu tiên 153 trước Công nguyên. Trước đó, ngày 25 tháng 03 là ngày xuân phân (vernal equinox) được La Mã và đa số những quốc gia Cơ đốc giáo ở châu Âu trong khoảng thời Trung cổ 1.100 - 1.400 trước Công nguyên chọn là ngày đầu năm Dương lịch. Phải mất thời gian khá lâu để dân chúng chấp nhận sự thay đổi này, bởi họ cho rằng ngày 01 tháng 01 không gắn liền với thời điểm hoa màu hay mùa vụ nào đặc biệt mà chỉ là một ngày bình thường sau mùa bầu cử, sau thời gian các đại biểu trúng cử bắt đầu nhận nhiệm vụ mới trong chính quyền Đế quốc La Mã.
Bộ Lịch mới được vua Julius Caesar thiết lập tại La Mã, do nhà Thiên văn học người Hy Lạp Alexandria phát minh để phù hợp với một trong những điểm chí (Solstices) hay điểm phân (Equinoxes) và tiết khí. Lịch này không có những sửa đổi quan trọng nào cho đến năm 1582 khi Giáo hoàng Gregory XII nhậm chức, ông đã hợp nhất phương pháp tính Lịch hiện đại để phân chia tháng năm. Giáo hoàng sửa đổi và xác nhận ngày của năm mới là ngày 01 tháng 01 bất chấp mọi chống đối của các hiệp hội tín đồ Cơ đốc giáo.
Những quốc gia Công giáo tiếp nhận ngày “New Year” sớm nhất, sau đó đến các nước theo đạo Tin lành, Đức chấp nhận ngày “New Year” năm 1700, Anh (1752) và Thụy Điển (1753).
Những nước phương Đông ảnh hưởng của nhiều tôn giáo như Hindus, đạo Lão, Phật giáo, Hồi giáo nhưng họ cũng dùng lịch giống Cơ đốc giáo. Nhật Bản chấp nhận ngày “New Year” Dương lịch vào năm 1873 và Trung Quốc vào năm 1912.
Những tôn giáo dòng chính thống của phương Đông cũng nhận ngày Tết Dương lịch muộn hơn vào năm 1924 và 1927. Nước Nga chấp nhận nó trong hai lần, lần đầu tiên năm 1918 và lần thứ hai 1924.
Các quốc gia như: Bulgaria, Cyprus, Egypt, Greece, Poland, Romania, Syria và Turkey đều ăn Tết vào ngày 01 tháng 01.
Đối với Việt Nam, đến thời Pháp thuộc, Tết Dương lịch bắt đầu được sử dụng trong công việc hành chính. Các công sở lúc đó được nghỉ những ngày này để tổ chức lễ hội đón năm mới. Ngày nay, Tết Dương lịch đã được Việt hóa và trở thành một ngày lễ của toàn dân, cùng với tết Nguyên đán Âm lịch truyền thống.
Ở Nga, tết là dịp gia đình tụ họp bên “cây năm mới” và cha mẹ sẽ trao tặng những món quà năm mới ý nghĩa dành cho các con của mình dưới cây năm mới này.
Còn đối với một số nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Venezuela, Cuba, Mexico, Ecuador, và Peru, nho tượng trưng cho sự tròn đầy và họ sẽ ăn đủ 12 quả nho khi đồng hồ điểm 12 tiếng theo nhịp chuông. Truyền thống này bắt nguồn từ năm 1909, khi những người trồng nho vùng Alicante thực hiện điều này để giải quyết số nho thừa. Mỗi quả tượng trưng cho một tháng, và người ta sẽ cố ăn hết 12 quả trước tiếng chuông cuối cùng để có một năm ngọt ngào, may mắn.
Vào ngày Tết Dương lịch, câu cửa miệng của mọi người luôn là “Happy New Year” cùng những lời chúc tốt đẹp, lời yêu thương chân thành và nụ cười rạng rỡ trao cho nhau. Cho dù năm cũ vẫn còn những điều chưa trọn vẹn, nhưng trong giây phút giao thừa này, chúng ta quyết định quên hết nỗi buồn đã qua và chỉ giữ lại niềm vui hiện tại, cất vang bài ca hi vọng vào một năm mới tràn đầy hạnh phúc.
Nguồn tin: Từ internet:
Các tin khác
Đăng ký thành viên